Trong khuôn khổ "Năm Pháp -Việt Nam", ngày 3-4, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Công thương phối hợp Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA), Ngân hàng HSBC Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề "Công nghệ và dịch vụ Pháp dành cho ngành dệt và vải kỹ thuật Việt Nam". Tại đây, bảy công ty hàng đầu của Pháp giới thiệu những giải pháp tốt nhất và nhiều đổi mới về công nghệ trong ngành dệt, giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể cải thiện sức cạnh tranh trên thị trường như: Dây chuyền xé, cân định lượng và trộn xơ, tái chế phế liệu ngành dệt, chế biến xơ cho vải không dệt; dây chuyền chế biến xơ tự nhiên; sản xuất các phụ kiện thay thế; dây chuyền sản xuất vải không dệt... Pháp hiện là nước đứng thứ ba trong EU và thứ sáu trên thế giới về xuất khẩu thiết bị dệt may. Các doanh nghiệp Pháp khẳng định luôn mong muốn xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ với các công ty dệt may của Việt Nam vì lợi ích song phương của cả hai nước.
Trong khuôn khổ "Năm Pháp -Việt Nam", ngày 3-4, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Công thương phối hợp Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA), Ngân hàng HSBC Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề "Công nghệ và dịch vụ Pháp dành cho ngành dệt và vải kỹ thuật Việt Nam". Tại đây, bảy công ty hàng đầu của Pháp giới thiệu những giải pháp tốt nhất và nhiều đổi mới về công nghệ trong ngành dệt, giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể cải thiện sức cạnh tranh trên thị trường như: Dây chuyền xé, cân định lượng và trộn xơ, tái chế phế liệu ngành dệt, chế biến xơ cho vải không dệt; dây chuyền chế biến xơ tự nhiên; sản xuất các phụ kiện thay thế; dây chuyền sản xuất vải không dệt... Pháp hiện là nước đứng thứ ba trong EU và thứ sáu trên thế giới về xuất khẩu thiết bị dệt may. Các doanh nghiệp Pháp khẳng định luôn mong muốn xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ với các công ty dệt may của Việt Nam vì lợi ích song phương của cả hai nước. HOÀNG DUY |