[Sức khỏe -Người Lao Động] - Ăn hạt hướng dương, bé 13 tháng tắc đường thở

(NLĐO)- Trong lúc ăn hạt hướng dương bé trai 13 tháng tuổi ho sặc sụa, tím tái và tắc đường thở sau đó.

Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, ngày 30-3, cho biết nơi đây vừa nội soi gắp dị vật gây tắc đường thở cho bé trai T.V.T (13 tháng tuổi, ngụ Bình Thuận). Bé T. nhập viện trong tình trạng khó thở, tím tái.

Các bác sĩ nội soi kiểm tra đường thở, phát hiện hạt hướng dương kẹt ở khí quản ngã 3 khí-phế quản và gắp ra. Sau khi gắp dị vật, hiện sức khỏe của bé đã hồi phục, tiến triển tốt.

Theo gia đình bé T., trong lúc bé đang ăn hạt hướng dương thì đột ngột bị ho sặc, tím tái. Bé được đưa đến cấp cứu tại cơ sở y tế địa phương trước khi chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 2.



Các loại hạt này tiềm ẩn nguy cơ gây ngạt đường thở ở trẻ nhỏ.

[Sức khỏe -Yeutretho.com] - 5 bước để gần gũi với em chồng

Cuộc sống của một nàng dâu mới có rất nhiều điều cần phải thích nghi và giải quyết. Nếu bạn gặp khó khăn khi gần gũi với cô em chồng, hãy tham khảo các bước sau đây:


Cần quan sát cô em chồng trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện. 1. Bắt đầu với câu chuyện nhỏ Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói về bất cứ điều gì. Chuyện gì không quan trọng ngay như từ màu son môi yêu thích đến một bộ phim… cũng trở thành một chủ đề cho cuộc nói chuyện dài. Ngay cả khi cùng ngồi xem tivi, bạn có thể nói ý kiến của mình về cái gì đấy cùng sự hài hước. Đây là cách tuyệt vời để phá vỡ sự ngăn cách. Rất cần quan sát cô em chồng trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện. Điều này sẽ giúp bạn nắm được sở thích của cô em trước khi đưa ra một chủ đề. 2. Trò chuyện và giao tiếp Một bước quan trọng để có được tình bạn đích thực là chuỗi giao tiếp liên tục. Là một cô dâu mới, bạn phải bắt đầu nói chuyện hay hồi đáp ngay khi cô em bắt chuyện. Khi hai người đã thoải mái hơn với nhau, hãy đảm bảo bạn thể hiện chậm rãi nhưng rõ ràng quan điểm và suy nghĩ của mình, không chỉ đơn giản là những câu chuyện vô thưởng vô phạt. Quan trọng nhất, đừng dính đến những vấn đê về các thành viên khác trong gia đình. 3. Học cách lắng nghe Nếu bạn không thực sự muốn là người bắt chuyện, cũng rất tốt nếu bạn biết lắng nghe. Chỉ cần sẵn sàng quan tâm, phản hồi hài hước và thú vị với bất cứ điều gì cô em chồng nói hay chia sẻ. Người lắng nghe tốt là người tâm tình tuyệt vời, và ai mà biết được, cô em chồng bạn có thể lại cần đến một người bạn như bạn đấy. 4. Làm gì đó cùng nhau Một khi bạn đã dành một lượng thời gian nhất định để trò chuyện và hiểu hơn về nhau, bước tiếp theo là cùng là điều gì đó cùng nhau. Nếu nấu ăn là sở thích chung, bạn có thể cùng cô em chồng đi chợ và nấu nướng. Đi chợ cùng nhau luôn là cách tuyệt vời để gần gũi giữa những người phụ nữ. Bạn thậm chí có thể đi xem phim hay đi spa cùng cô em chồng. 5. Học cách tha thứ, quên đi và bỏ qua Một khi hai bạn đã thoải mãi với nhau và trở thành những người bạn tốt, hãy học cách tha thứ và quên đi một số thứ về cô ấy mà bạn không hài lòng. Đối xử với cô em chồng như một người bạn tốt, và những hiểu lâm đây đó nên cho qua đi. Không có hai người nào giống nhau, vì vậy đơn giản là học cách bỏ qua những điều không mong muốn. Theo shaadis

----------------------------------

VIDEO ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM


Món đậu tẩm hành làm rất đơn giản, nhanh gọn. Nếu đã chán món đậu rán hay xốt cà chua, tại sao bạn không đổi vị với đậu tẩm hành?

[Sức khỏe -Giadinh.net] - Phẫn nộ chứng kiến “lang băm” ngang nhiên hành nghề sau ngày suýt hại mạng người

GiadinhNet - Để trị bệnh cho cháu bé (1 tháng tuổi), nữ “lang vườn” Nguyễn Thị Nhỏ (60 tuổi) đã cho uống thuốc không rõ nguồn gốc, đồng thời cắt 4 dấu trên bụng bé.

Sau khi được “cắt lễ”, bé phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ ở khoa Nhi (bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang) đã phải tức tốc cấp cứu thì cháu bé mới qua cơn nguy kịch.

Bà Nguyễn Thị Tám đang chăm sóc bé Mai tại bệnh viện. Ảnh TG

Suýt mất mạng vì tin nhầm “lang băm”
Mới đây, Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang) tiếp nhận một bệnh nhi trong tình trạng nguy kịch. Cháu bé tên Lê Nguyễn Quỳnh Mai (SN 9/2/2014, ngụ ấp Hạ, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) mới hơn 1 tháng tuổi bị sốt cao, suy hô hấp nặng, toàn thân tím tái, cơ giãn, lòng tử co nhỏ dưới 1mm, đặc biệt trên bụng bé có 4 dấu cắt mới.
Theo lời người nhà thì đêm về cháu bé hay bị ho, thở khò khè nên thường quấy khóc. Lâu nay trong vùng có bà Nguyễn Thị Nhỏ (60 tuổi, ngụ ấp Hưng Hòa, xã Long Vĩnh) nổi tiếng với biệt tài trị “bệnh khóc” cho trẻ rất hiệu nghiệm. Không đành thấy cháu bé khóc quấy, bà nội bé là Nguyễn Thị Tám (54 tuổi) đã cất công đến mời bà Nhỏ về để “bắt bệnh”. Ngày 7/3, bà Nhỏ được bà Tám mời tới nhà, sau khi khám cho cháu bé, bà “lang vườn” cam đoan rằng, bé bị đẹn nhớt, bà đưa ra cách chữa là dùng thuốc để rơ lưỡi, móc nhớt. Đồng thời với lí do “để bé không bị vặn mình khóc đêm” và để “hút máu độc”, bà “lang” đã lấy tay lật đứa bé từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp, dùng lưỡi lam cắt 4 dấu trên bụng bé. Lúc này, toàn thân bé toát mồ hôi ướt nhẹp. “Khi bà Nhỏ cho tay vào rơ miệng và lưỡi đứa bé để móc nhớt thì cháu đã khó thở và khóc ngằn ngặt từng cơn”, chị Nguyễn Quỳnh Nga (26 tuổi, mẹ cháu bé) cho hay.
Sau khi rơ lưỡi, bà “lang vườn” đã cho cháu bé uống một loại thuốc không rõ nguồn gốc, được giới thiệu là thuốc “gia truyền”. Một lát sau, thấy cháu bé im lặng nằm yên, chị Nga cứ nghĩ rằng con gái đã thôi bệnh nên mới nằm ngủ ngoan như thế. Nhưng có người hàng xóm qua thăm bé Mai, đã hốt hoảng khi thấy toàn bộ thân thể bé tím tái, lạnh ngắt. Đến lúc này, người nhà mới tức tốc đưa bé lên Trung tâm Y tế huyện Gò Công cấp cứu. Do tình trạng của bé Mai quá nguy kịch, vượt khả năng cứu chữa nên các bác sĩ ở đây đã chuyển bé lên cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang. Đến chiều ngày 16/3, nhờ các bác sĩ tận tình cứu chữa nên cháu bé đã qua cơn nguy kịch, nhưng tình hình sức khỏe vẫn chưa được ổn định.

Lá đơn cam kết của những người đến cắt lễ tại bà Nhỏ. Ảnh TG


Bác sĩ Võ Hữu Đức - người trực tiếp điều trị cho bé Mai cho biết, qua chẩn đoán, bé bị viêm phổi sơ sinh nên bệnh viện đã sử dụng kháng sinh thế hệ mới để điều trị, đồng thời theo dõi ngộ độc. Hiện tại bé vẫn phải có thiết bị hỗ trợ thở, chi phí điều trị rất cao, khoảng 1 triệu đồng/ngày. “Những trường hợp như vậy nếu không có phương tiện cấp cứu hiện đại và thuốc kháng sinh thế hệ mới kịp thời thì không thể giữ được tính mạng”, bác sĩ Đức cho biết. Cũng theo bác sĩ Đức, số lượng bệnh nhân đến nhập viện do cắt lễ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh thường được chuyển từ huyện Gò Công Tây. Hầu hết các bệnh nhân này thường trong tình trạng nguy kịch, nếu không phát hiện kịp thời trẻ có thể tử vong. Gần đây, tại bệnh viện này cũng đã cấp cứu cho một trường hợp bé ba tháng tuổi bị tiêu chảy nhưng bà nội của bé lại đưa đi cắt lễ 20 dấu trên bụng. Chân dung “lang vườn” và chiêu chữa bệnh quái dị

Bà Nguyễn Thị Nhỏ đang nói về phương pháp trị bệnh bằng cắt lễ và nước “thánh” của mình. Ảnh TG


Để hiểu rõ chiêu chữa bệnh của nữ “lang vườn”, chúng tôi đã đến ấp Hưng Hòa để diện kiến cách “cắt lễ” của bà này. Ở đây, chỉ cần hỏi đến bà lang Mười Nhỏ thì ai cũng biết, bởi lâu nay bà nổi tiếng với những mẹo chữa bệnh khác người. Sau khi gặp, thấy có người tỏ “thiện chí, sùng bái” các “ biệt tài” của mình, bà Mười Nhỏ không ngần ngại: “Tôi làm nghề này đã mấy chục năm nay rồi. Đây là nghề “gia truyền” được mẹ tôi truyền dạy lại”. Vừa nói, đôi tay của bà lật giở cho tôi xem một cuốn vở cũ nhàu, trong đó có ghi những lời cam kết của cha mẹ các bé tìm đến đây chữa bệnh. Mỗi tờ đơn cam kết có ghi: “…Tôi cam đoan nếu có chuyện gì xảy ra sẽ tự chịu trách nhiệm và không khiếu nại gì đối với bà Nguyễn Thị Nhỏ…”.
Tôi thắc mắc đơn cam đoan đầu tiên mới được bắt đầu ghi kể từ ngày 11/3, cho đến thời điểm bây giờ, bà Nhỏ nói thì thầm: “Hôm trước có đứa bé tôi cắt lễ cho ở bên thị trấn Vĩnh Bình, hôm qua mấy chú công an tới đây, nghe đâu nhà bên đó (người nhà bé Mai) sẽ làm đơn thưa kiện. Thế nên giờ có ai đến cắt lễ, tôi phải buộc họ làm thế này cho chắc ăn đấy”. Trường hợp nguy kịch đến tính mạng đối với bé Mai vẫn không làm bà Mười Nhỏ từ bỏ ý định cắt lễ chữa bệnh của mình. Đồ nghề chữa bệnh của “lang y” miệt vườn cũng khá đơn giản, gồm ba chiếc lông gà và một ly nước màu xanh thẫm, đặc quánh, được bà gọi là “nước thánh”: “Cứ mỗi lần chữa bệnh cho ai, tôi đều xin đức ơn trên, đó là những li nước thánh luôn được tôi đặt trên bàn thờ”. Theo như lời bà Nhỏ, cho đến tận bây giờ bà không nhớ nổi mình đã chữa bệnh cho bao nhiêu người, có người lặn lội từ An Giang, Tây Ninh…đến tìm nhờ chữa bệnh.
Thấy người đối diện còn “bán tính bán nghi”, bà Nhỏ tiếp lời: “Để rơ miệng cho bé, tôi sẽ cho tay vào miệng và chà lưỡi sau đó quẹt lông gà với nước “thánh” đưa vào miệng rơ qua rơ lại đến khi nào bé nôn…ọc ọc mới thôi. Hôm ấy là do tôi xui, giúp người mà còn mắc oán thôi chớ”. Nhằm quảng cáo thêm tay nghề của mình, bà “lang vườn” này miệng liên tục giới thiệu: “Những ca bệnh nhân được Bệnh viên Nhi Đồng (TP.HCM) trả về nhà nằm chờ chết đối với tôi chỉ là… chuyện nhỏ. Có đứa trẻ đến bệnh viện cũng bó tay về tới đây chết từ trên giò (đầu gối) chết xuống. Lúc đó, tôi cầu nguyện ơn trên nếu được cho con cứu người. Mỗi ngày tôi dùng lưỡi lam rạch từ nhiều dấu trên giò của nó để máu độc chảy ra. Không ngờ trước đó con nhỏ như một con gà sắp chết toi, một tuần sau nó mạnh như “thần” luôn”. Thao thao bất tuyệt kể về những việc làm “đại phước” của mình, nhưng khi tôi ngỏ ý muốn đến gặp gia đình có cháu nhỏ vừa được bà quảng cáo thì bà Nhỏ vội lảng đi.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những người từ xa đến đây nhờ bà Nhỏ chữa bệnh họ chỉ đi theo lời đồn, và từ ngày xảy ra chuyện chưa có ai dám đứng ra khẳng định chữa hết bệnh từ việc được bà Nhỏ cắt lễ. Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Công Núi (Phó Trưởng Công an xã Long Vĩnh cho biết: Sau khi vụ việc xảy đến với cháu Lê Nguyễn Quỳnh Mai, công an xã đã cùng nghành chức năng đến gặp bà Nguyễn Thị Nhỏ để lập biên bản. Công an cũng đã buộc bà Nhỏ làm cam kết không chữa bệnh cho trẻ bằng mẹo trên nữa, nếu bà tiếp tục vi phạm thì sẽ chịu hình thức xử phạt nặng hơn.
Cắt lễ không có tác dụng điều trị bệnh cho trẻ
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH Cuối tuần, theo bác sĩ Trương Tông Đầy, trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang), cắt lễ không có tác dụng điều trị bệnh cho trẻ. Khi cắt lễ người dân sử dụng các dụng cụ chưa vô trùng, nên đã vô tình mang vi trùng từ bên ngoài vào đường máu của bệnh nhân gây tình trạng nhiễm trùng huyết. Hệ quả là sẽ tạo thành sốc, nhiếm trùng dẫn đến hôn mê, sốt cao, tắc mạnh gây hoại tử… có nguy cơ tử vong cao. Theo bác sĩ, phương pháp trị bệnh cho trẻ bằng cách cắt lễ trong dân gian nó không có tính khoa học nên người dân không nên tự ý đưa con mình đi cắt lễ.
Khôi Nguyên

[Sức khỏe -Kienthuc.net.vn] - Cắt tử cung có bị nam hóa?

(Kienthuc.net.vn) - Nếu cắt tử cung mà để lại buồng trứng thì cũng không ảnh hưởng gì lớn - trừ vấn đề người đó sẽ không thể sinh con được do mất túi đỡ.

Hỏi: Người nhà tôi phải cấp cứu sản khoa, sau đó bác sĩ chỉ định cắt tử cung. Xin hỏi, khi bị cắt tử cung thì ở người nữ có hiện tượng bị nam hóa (người khô, gầy, hết sự mỡ màng...) không? - Nguyễn Vân Anh (Lạng Sơn).

Ảnh minh họa.
GS Nguyễn Ngọc Kha, Bệnh viện đa khoa Hồng Hà: Nữ tính ở người phụ nữ không phải nằm ở tử cung. Tử cung thực chất chỉ là một cái túi để đỡ (đựng) nếu người phụ nữ có thai. Nếu cắt tử cung mà để lại buồng trứng thì cũng không ảnh hưởng gì lớn - trừ vấn đề người đó sẽ không thể sinh con được do mất túi đỡ. Nếu phải cắt tử cung mà để lại buồng trứng thì vẫn còn chức năng nội tiết, vẫn có hiện tượng kinh nguyệt như bình thường. Còn nếu do bệnh lý mà phải cắt cả buồng trứng thì cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi giống như người mãn kinh (ở đây là trường hợp mãn kinh sớm) như hay chóng mặt, cảm thấy bừng bừng ở mặt. Nói chung, các thầy thuốc sẽ rất thận trọng khi đưa ra quyết định cắt tử cung hay buồng trứng vì hai bộ phận này rất quan trọng đối với người phụ nữ. PV (ghi)

[Sức khỏe -Phunutoday.vn] - Các bài thuốc đơn giản giúp chữa viêm khớp

(Sức khỏe) - Từ những cây cỏ xung quanh ta, bạn cũng có thể tự chữa trị bệnh viêm khớp rất hiệu quả.

Theo Đông y thì các bệnh liên quan đến xương khớp dù có sưng, nóng, đỏ, hay chỉ tê mỏi, nặng, ở các khớp thì đều thuộc chứng Tý, nghĩa là bế tắc không thông, dân gian gọi là phong thấp.

Nguyên nhân gây các bệnh về xương khớp là do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây sưng đau hoặc tê mỏi, nặng ở một khu vực xương khớp hoặc toàn thân. Một số khác thì do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được các cân mạch, gây thoái hóa xương khớp và đau.


Các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp

Lấy 250 gr vỏ bưởi tươi, gừng tươi 30 gr băm nhuyễn tất cả đắp vào chỗ đau khớp, ngày thay thuốc một lần.
Rau cần ta tươi, giã nát vắt lấy nước, thêm đường trắng đun sôi, uống thay trà trị chứng phong thấp, khớp tay chân sưng.

Ép nước bắp cải uống, bã đắp vào chỗ khớp bị viêm. Hoặc lá bắp cải hơ nóng áp lên chỗ viêm sưng rất công hiệu.
Dùng 15 – 30 gr lá lốt tươi hoặc 5 – 10 gr lá lốt khô sắc với nước chia uống 2 – 3 lần trong ngày trị chứng nhức khớp, xương.


Lấy cành nhỏ giáp với lá của cây đinh lăng (30 gr) thái nhỏ, sao vàng sắc uống hoặc 40 gr hồ tiêu, 20 gr phèn chua ngâm vào một lít rượu. Sau 15 ngày lấy xoa bóp để trị chứng tê thấp, đau lưng.

Hoa đinh hương 20 gr, long não 12 gr, cồn 90 độ (250 ml), ngâm 7 ngày đêm, lọc lấy nước,bỏ bã. Ngày hai lần dùng bông tẩm thuốc xoa bóp các khớp bị đau.

Một số lời khuyên giúp giảm và trị bệnh viêm khớp:

- Lối sống khỏe mạnh, chế độ ăn tốt cho sức khỏe và tập luyện thể dục thể thể thao hợp lý, đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.

- Tránh những hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần và bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giảm áp lực lên các khớp xương.

- Duy trì tập luyện thể thao đều đặn giúp các khớp linh hoạt làm tăng độ chắc khỏe của các cơ nên giảm áp lực lên các khớp.

- Tránh mang vác những vật nặng để giảm nguy cơ viêm khớp vùng lưng, mắt cá chân và đầu gối.

- Ăn uống và sinh hoạt điều độ rất tốt cho sức khỏe và giúp tránh xa bệnh viêm khớp.


[Sức khỏe -Phunutoday.vn] - Bà bầu sau sinh mổ nên kiêng gì?

(Làm Mẹ) - Sản phụ sinh mổ cần lưu ý vài điểm sau để phục hồi vết mổ và sức khỏe một cách nhanh chóng.

Nằm quá nhiều

Sau khi phẫu thuật thì nghỉ ngơi ở giường là cần thiết nhưng ngủ lâu quá lại không tốt vì nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Sau khi phẫu thuật, cần thực hiện các hoạt động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác.

Sau 24giờ thì cố gắng xoay người, trở mình, tập ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm. Làm cách này sẽ giúp dự phòng bị dính ruột cùng các tĩnh huyết mạch bị tắc dẫn đến các bộ vị tách mạch.


Ăn quá no

Trước khi bước vào phòng mổ, thông thường chị em sẽ được bác sĩ yêu cầu thụt để ruột được sạch sẽ. Vì vậy sau sinh, các mẹ sẽ có cảm giác đói kinh khủng. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà ăn uống quá no nhé. Sau ca đẻ mổ đẻ, ruột bị động chạm, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm.

Do đó, sau khi phẫu thuật mà mẹ ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Chính vì vậy, sau phẫu thuật trong 6 giờ thì không được ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống và cũng nên ăn cháo loáng trước, cho đến khi trung tiện được thì mới nên ăn cơm bình thường.

Nằm ngửa

Nằm ngửa thường tạo cho chị em cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, sau khi mổ tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau, nằm ngửa dưới giường sẽ cảm thấy đau đớn hơn, tử cung co thắt. Vì vậy, sản phụ nên nằm nghiêng và kê gối chăn cao sau lưng để lưng và giường có khoảng cách 20-30 độ nghiêng, để giảm việc di động của cơ thể, giúp vết mổ bớt đau và nhanh lành hơn.

Làm việc sớm

Chị em cần đặc biệt lưu ý rằng sinh mổ là một ca đại phẫu quan trọng, vì vậy vết thương mổ đẻ cũng cần được chăm sóc và giữ gìn kỹ lưỡng. Ngoài ra, sức khỏe của mẹ cũng phải được quan tâm hàng đầu. Mẹ sau sinh nên tránh tránh các hoạt động nặng và không được với cao, bê đồ nặng. Mẹ cũng nên nhờ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình để giúp việc nhà cửa, bế con để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.


Để cơ thể nhiễm lạnh

Sau khi sinh nở, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh quá sớm, không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt tháng không lau mình như một số người quan niệm thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và lây sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy)…

Mẹ sau sinh nên sử dụng nước ấm để lau người và tắm rửa. Khi giặt đồ hoặc cần sử dụng đến nước, mẹ nên đeo bao tay cao su để tránh tiếp xúc trực tiếp đến nước lạnh.

“Yêu” sớm

Trong khi làm “chuyện ấy”, nếu không được kiểm soát, hai vợ chồng có thể sẽ có những hành động quá khích gây đau đớn cho sản phụ đặc biệt là đối với vết thương mổ đẻ. Mẹ đẻ mổ nên kiêng hoàn toàn chuyện ấy trong khoảng 6-8 tuần. Mẹ cũng nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần vì stress có thể gây nguy hại cho sức khỏe sản phụ, gây thiếu sữa và dễ dẫn đến bệnh trầm cảm.

Bà bầu sinh mổ nên kiêng ăn gì

Bà bầu sinh mổ cần hạn chế một số thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe:

Kiêng ăn các thực phẩm gây dị ứng (tùy cơ địa mỗi người).

Cần hạn chế những thức ăn có chứa cồn (rượu, bia…), có tính kích thích (càphê, trà đặc…) và thức ăn có mùi vị quá nồng (nhiều hành, tỏi, cari…) để khỏi làm đổi mùi sữa khiến bé chê sữa.

Tránh dùng những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Ngoài ra, sản phụ cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn có mùi tành như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu không lành.

Bà bầu có vết mổ nên kiêng khem một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…

Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc.

Ngoài ra, thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê… nên nhịn ăn sau 40 ngày để ngăn chặn thiệt hại cho đường tiêu hóa và răng.

Tránh các thực phẩm gây đầy hơi: chức năng tiêu hóa sau sinh mổ cần có thời gian để phục hồi. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi.

Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang...

Nếu bà bầu sinh mổ có kèm thêm một số bệnh lý khác như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý ở gan, thận… nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn.


[Sức khỏe -Thanh Niên] - Cá đực 'ẻo lả' phát triển ở xứ Basque

(TNO) Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học xứ Basque ở miền bắc Tây Ban Nha đã phát hiện nhiều cá bị nữ tính hóa dọc theo các cửa sông trong khu vực này.


Hiện tượng nữ tính hóa ở cá đực đang ngày càng nghiêm trọng hơn - Ảnh: popsci.com

Trên toàn thế giới, ô nhiễm bị quy là nguyên nhân khiến dân số cá đực mang đặc tính cá cái xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Để kiểm tra xu hướng này ở miền bắc Tây Ban Nha, các nhà nghiên cứu của Đại học xứ Basque bắt đầu thu thập mẫu vật cá đối môi dày trong khu vực.

Kết quả cho thấy tại 6 cửa sông được khảo sát, nhóm chuyên gia tìm được những trường hợp cá đực bị nữ tính hóa, và thậm chí cá bị cưỡng bách chuyển giới tính (với bộ phận sinh dục có cả tinh hoàn lẫn trứng).

“Rối loạn nội tiết là hiện tượng đang lan rộng tại toàn bộ các cửa sông của chúng tôi, có nghĩa là, giống như tình trạng đã được phát hiện tại những nước khác, chúng tôi cũng gặp vấn đề tương tự do ô nhiễm”, theo trưởng nhóm Miren P. Cajaraville.

Những hóa chất gây rối loạn nội tiết có thể được tìm thấy trong mọi sản phẩm thời nay: thuốc trừ sâu, bột giặt, thuốc ngừa thai, mỹ phẩm… tất cả đều dễ dàng xâm nhập hệ thống nước ngọt trên toàn thế giới.

Thông tin chi tiết của cuộc nghiên cứu đã được đồng thời công bố trên chuyên san Science of the Total EnvironmentMarine Environmental Research.

Phi Yến